Rebrand – Tái Cấu Trúc Thương Hiệu Uber | Case Study

tái cấu trúc thương hiệu uber

Start-up Uber mới đây đã cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới được thiết kế bởi Wolff Olins, đúng 1 năm sau khi hãng này bị lôi kéo vào cuộc scandal và 2 năm sau khi thương hiệu cũ được tồn tại. Bài viết này sẽ tìm hiểu về cấu trúc thương hiệu mới của Uber, gói gọn tập trung trong 2 từ “accessibility” và “safety”.

Thương hiệu Uber đã có những quyết định vô cùng mạnh mẽ khi tái cấu trúc thương hiệu,  thay đổi hình dạng biểu tượng một hình vuông nằm trong hình tròn thành một wordmark đơn giản hơn.

>>> Case study: Tái cấu trúc thương hiệu Airbnb

Thành lập vào năm 2010, Uber là một cuộc cách mạng dành cho ngành vận chuyển taxi và chia sẻ chuyến đi, bằng cách cho phép người dùng có thể đặt xe chỉ bằng một vài click đơn giản. Hơn thế nửa là khả năng theo dõi tuyến đường cũng như các thông tin về tài xế để đảm bảo mục đích tiện lợi và an toàn.

Sau đó vào năm 2014, Uber quyết định dấn thân vào thị trường vận chuyển đồ ăn, cho ra mắt thương hiệu Uber Eats, cho phép người dùng đặt hàng các đồ mang đi một cách dễ dàng.

Trong lịch sử 8 năm thành lập, Uber đã có 2 lần rebrand lại thương hiệu. Bộ nhận diện cũ từ năm 2016 được đánh giá là có chút gì đó hiện đại nhưng khá mơ hồ.

logo cũ của uber

Logo này được phát triển và thiết kế bởi chính đội ngũ design in-house của Uber vào năm 2016, với mục tiêu để thể hiện cho “bit” – viết tắt của binary digit, đơn vị dữ liệu nhỏ nhất trên máy tính.

Trong lần rebrand này, Uber đã nhận vô vàn sự hoài nghi và chỉ trích. Uber đã hợp tác với đơn vị tư vấn thiết kế toàn cầu Wolff Olins – San Francisco để có thể đem lại một diện mạo mới cho start-up này. Kết hợp cùng đội ngũ design in-house của Uber, dự án này phải mất tới 10 tháng để hoàn thành.

Một trong những giám đốc của Wolff Olins – Molly Watson đã nhận xét rằng, lần rebrand mới này của Uber chú trọng tới thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp, thay vì thay đổi hoàn toàn hình ảnh của công ty.

Uber đã phát triển từ một start-up công nghệ, trở thành một công ty toàn cầu. Và do đó, nó cần một hệ thống nhận diện thương hiệu đơn giản, và hoạt động hiệu quả ở bất cứ đâu. Hệ thống này có thể bản địa hóa theo từng quốc gia, với từng nội dung cụ thể, giúp cho khách hàng tại từng thị trường trên thế giới dễ dàng nhận diện và tạo sự liên quan tốt hơn.

Màu đen và trắng chính là hai màu chính của hình ảnh thương hiệu, nhưng các màu sắc khác như xanh nước biển, xanh lá cây, tím, cam , vàng và nâu hoàn toàn có thể là những điểm nhấn đáng chú ý.

hệ thống màu sắc của uber

Đội ngũ của Uber nhấn mạnh rằng, có 3 nguyên lý nằm sau thương hiệu mới lần này: màu đen, đầu tư vào wordmark thay vì biểu tượng và chữ U.

Không thể phủ nhận 1 điều rằng logo mới của Uber mang lại sự nhận diện tốt hơn. Chính sự đơn giản này đã giúp cho toàn bộ hệ thống thương hiệu khoa học hơn và có thể vận hành một cách nhất quán hơn. Các bố cục trang web, hình ảnh hay đoạn text được tạo thành dựa trên biểu tượng chữ U được lấy từ logo. Watson nói rằng, hệ thống chữ U này mang lại sự tinh tế nằm trong những điều tối giản nhất.

hệ thống bố cục của uber

Hệ thống thương hiệu rất linh hoạt và dễ dàng để có thể ứng dụng. Có thể tạo ra các hình chữ U ở bất cứ nơi đâu, qua thời gian Uber mong rằng bố cục này có thể xuất hiện mà không cần tới logo nữa nhưng người ta vẫn dễ dàng nhận ra đó là “Uber”.

>>> 10 Yếu tố cần biết để thương hiệu Rebrand thành công

Typeface của Uber cũng được truyền cảm hứng từ bộ typography được sử dụng trong các hệ thống vận chuyển trên khắp thế giới, theo Uber – từ hệ thống tàu điện ngầm quốc gia London đến các sân bay, kiểu font chữ mềm, đơn giản này đều đem lại cảm giác dễ đọc.

Các bộ icon của Uber cũng được phát triển mới, và cũng giống với typeface chúng được lấy cảm hứng từ các icon của ngành vận tải.

Các hiệu ứng chuyển động cũng được thêm vào bộ nhận diện thương hiệu, sử dụng trên các phương tiện truyền thông và quảng cáo digital, nhằm mục đích tối ưu cho hình chữ U, quy chuẩn luôn cách thể hiện của video hay text.

Các quy chuẩn hình ảnh cũng nhắm tới thể hiện yếu tố “young and old” trên khắp thế giới, đại diện cho thị trường toàn cầu của Uber. Cuối cùng, một tone of voice được tinh chỉnh lại, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề, chính là điểm nhấn trong lần tái cấu trúc này.

ứng dụng thương hiệu uber rebrand

Lần tái cấu trúc này diễn ra sau 1 năm Dara Khosrowshahi được bổ nhiệm làm CEO của Uber, cũng đánh dấu mốc thời gian chuyển mình mạnh mẽ của start-up này. Mục tiêu của Uber rebrand nhằm để hướng khách hàng tới sự an toàn và dễ dàng sử dụng.

Uber đã và đang thay đổi cách mọi người di chuyển trên khắp thế giới – và công ty cũng cần phải chuyển mình theo để đáp ứng nhu cầu này. Đội ngũ lãnh đạo của Uber muốn đảm bảo rằng hình ảnh thương hiệu mới phải thể hiện được yếu tố, đồng thời đại diện cho những giá trị mà Uber đang cung cấp.

hệ thống ứng dụng icon của uber rebrand

Tái cấu trúc thương hiệu Uber hiện đã đang chạy trên toàn bộ các ấn phẩm marketing từ in ấn lên trên digital, các ấn phẩm quảng cáo, hệ thống website và app, mạng xã hội, hàng hóa, đồng phục nhân viên và xe,…

>>> Tham khảo Case Study: Tái cấu trúc thương hiệu Google Ads; Case Study: Cách Apple xây dựng thương hiệu ; Nike – Chiến lược xây dựng thương hiệu

Tham khảo các dự án thiết kế tiêu biểu của ThiCao

nguồn:  Sarad Dawood/designweek

 

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Dao Vu Minh

Dao Vu Minh

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao