Brand Identity – Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu

brand identity hệ thống nhận diện thương hiệu

Cũng giống như cá nhân bạn vậy, thương hiệu cũng cần những đặc tính độc nhất nhằm tôn lên giá trị cốt lõi của bản thân và tách biệt nó với phần còn lại của thị trường. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm “bộ nhận diện thương hiệu”, điều gì làm nên một bộ nhận diện tốt – độc – lạ?

Bài viết dưới đây sẽ giải thích tất tần tật những thắc mắc của bạn về cách thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả.

>>> Tìm hiểu thêm:

 

CTA Sở hữu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

1. Brand Identity là gì?

Brand Identity là các yếu tố liên quan tới thiết kế Logo, màu sắc, hình ảnh, icon, typo,… của một thương hiệu nhằm mục đích xác định và phân biệt thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Brand Identity là thành tố quan trọng quyết định thương hiệu có nhất quán và tạo được khả năng ghi nhớ tốt hay không.

Muốn có một bộ nhận diện đẹp, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa về nó.

Trên thực tế, ba khái niệm “thương hiệu” (brand), “xây dựng thương hiệu” (branding), và “bộ nhận diện thương hiệu” (brand identity) thường mang tính hoán đổi và được hiểu theo một khái niệm đồng nhất (“thương hiệu”):

1. Brand là khái niệm để chỉ nhận thức của cộng đồng về một doanh nghiệp / công ty nào đó.

2. Branding – Xây dựng thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động Marketing nhằm gây dựng một nhận thức nào đó về doanh nghiệp / công ty lên cộng đồng.

3. Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu chính là tổng hợp tất cả các thành tố nhằm xây dựng một nhận diện đúng đắn về doanh nghiệp / công ty lên cộng đồng.

>>> Chiến lược xây dựng thương hiệu “bứt phá” từ con số 0

brand identity hệ thống nhận diện thương hiệu là gì

Hãy thử giải thích các định nghĩa một cách đơn giản hơn nhé:

Đi ngược thời gian về thời điểm bạn chỉ là một học sinh cấp 3, như bao đứa học sinh khác, bạn chỉ muốn mình là đứa học sinh ngầu nhất, được ngưỡng mộ nhất, là tâm điểm của mọi sự chú ý. Nhưng bạn không thể bắt mấy đứa bạn xung quanh mình tuân theo suy nghĩ của mình được. Đã đến lúc, bạn cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân bạn rồi.

Bạn quyết định rằng mình cần tìm hiểu về xu hướng hiện hành trên Facebook và YouTube để áp dụng nó vào bản thân, gây ấn tượng tốt cho cô A, thầy B trong trường để biến mình trở thành cậu học trò cưng của thầy cô, tút tát lại vẻ ngoài, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa,… Chắc chắn hình ảnh về bản thân bạn sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt không chỉ bạn bè đồng trang lứa, mà còn với thầy cô, phụ huynh và với cả cộng đồng khu vực bạn đang sinh sống.

Tất cả những yếu tố cấu tạo nên bạn như vẻ ngoài, quần áo, tính cách bạn thể hiện ra bên ngoài – chính là “bộ nhận diện” của con người bạn với cộng đồng, xã hội bên ngoài.

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là cách để khách hàng nhận diện ngay lập tức thương hiệu của bạn. Họ gán đặc tính sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp với chính những màu sắc, hình khối, và thông điệp mà bạn muốn gửi gắm thông qua bộ nhận diện.

>>> Tìm hiểu thêm 21 ví dụ về cẩm nang thương hiệu

2. Cách để xây dựng một bộ nhận diện hiệu quả

Biết mình là ai

Trước khi bắt tay vào xây dựng bộ nhận diện thực sự, bạn cần phải biết mình là ai, đứng dưới phương diện là một thương hiệu.

Để nhận biết những gì cốt lõi thuộc về thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc một số khía cạnh như sau:

  1. Sứ mệnh của thương hiệu.
  2. Tầm nhìn của thương hiệu.
  3. Những đặc tính mà bạn muốn thương hiệu mình có.
  4. Sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với đối thủ là gì?
  5. Cách mà thương hiệu của bạn giao tiếp với khách hàng là gì?

cách để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu

Những yếu tố trên chính là thứ cấu thành nên thương hiệu của bạn. Trước khi thực sự bắt tay vào xây dựng bộ nhận diện, việc xác định những thành tố trên là bắt buộc.

Hãy tự hỏi chính mình:

  1. Tại sao bạn bắt tay xây dựng thương hiệu này?
  2. Niềm tin và giá trị nào là quan trọng với thương hiệu của bạn?
  3. Bạn nghĩ rằng mình có ưu thế gì so với đối thủ cạnh tranh?
  4. Điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt?
  5. Để diễn tả thương hiệu mình qua 3 tính từ, đó nên là gì?
  6. Và 3 tính từ để khách hàng có thể diễn tả về bạn là gì?

Một khi bạn xác định được mình là ai, đã đến lúc bạn xây dựng bộ nhận diện cho thương hiệu của mình.

>>> Thương hiệu – Brand là gì?

3. Thiết kế: Khởi nguồn cho bộ nhận diện

Những thiết kế của bạn cho bộ nhận diện phải toát được hết những thông điệp mà bạn truyền tải tới khách hàng, những gì bạn muốn khách hàng nhận biết về mình.

Còn gì dễ hiểu và sinh động hơn những hình ảnh trực quan. Và chỉ có thiết kế mới có thể giải quyết bài toán này. Những thành tố như logo, bao bì sản phẩm, thiết kế web, hình ảnh đồ họa trên mạng xã hội, card visit, thậm chí bao gồm cả đồng phục nhân viên cũng chính là những thành tố hữu hình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của bạn.

thiết kế khởi nguồn cho bộ nhận diện

Nói cách khác: Chú tâm vào bản thiết kế các ấn phẩm đồ họa chính là cách để bạn đặt nền móng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để xây dựng bộ nhận diện hiệu quả, có thể nâng tầm doanh nghiệp của bạn?

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới các yếu tố liên quan tới sở hữu trí tuệ khi thiết kế để tránh các vấn đề về pháp lý sau này.

4. Xây dựng và phát triển bộ nhận diện thương hiệu

Dưới đây là những yếu tố bạn nên cân nhắc khi bắt tay thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu:

Typography

Typography chính là những font chữ mà bạn sử dụng cho các sản phẩm đồ họa của thương hiệu. Có 4 dạng typography cơ bản:

Serif font: Chính là những font chữ có chân ở cuối mỗi ký tự, như Times New Roman. Những thương hiệu muốn thể hiện sự đáng tin cậy và trung thực thì nên sử dụng kiểu typo có chân này.

Sans serif font: Ngược lại với font Serif là font Sans serif, những font chữ không có chân ở cuối ký tự (như Arial). Những font chữ này đem lại cho người nhìn cảm giác hiện đại, trẻ trung.

Script typography: Là những font chữ kiểu viết tay, thư pháp. Những font chữ này khiến nội dung bao hàm trong nó trở nên nhẹ nhàng, nữ tính và sang trọng hơn.

Display font: Một kiểu typo rất đặc trưng, bởi mỗi font chữ lại mang một nét đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với 3 kiểu typo phía trên. Nhìn chung, những font chữ thuộc nhóm này thường mang tính sáng tạo, độc nhất, có-một-không-hai.

Việc lựa chọn kiểu typography phù hợp sẽ nói lên nhiều điều về thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, bạn cần sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

Tông màu

Tiếp theo là thành tố màu sắc. Chắc bạn cũng đã biết, mỗi màu sắc có thể nói lên câu chuyển của riêng mình. Và không thể phủ nhận, câu chuyện ấy cũng có thể truyền tải những gì bạn muốn kể về thương hiệu của mình.

>>> Chọn lựa màu sắc phù hợp với thương hiệu

Dựa trên bảng màu bảy sắc, dưới đây là thông điệp mà mỗi màu sắc có thể truyền tải tới khách hàng của bạn:

Đỏ: Màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết và trẻ trung. Màu này là lựa chọn phù hợp để bạn truyền tải sự trẻ trung, năng động và cả sự “ồn ào” cho thương hiệu của mình.

Cam: Đây cũng là màu sắc thể hiện sự trẻ trung, nhưng mang tính nhẹ nhàng và hữu nghị hơn. Vì màu này ít được sử dụng hơn màu đỏ, nó có thể khiến bạn trở nên nổi bật hơn.

Vàng: Màu sắc của bình minh, của sự hạnh phúc. Sự tươi sáng là một điều cần thiết để thương hiệu của bạn truyền tải ánh sáng của sự tích cực lên khách hàng.

Xanh lá cây: Đây là màu sắc gắn liền với một trong hai chủ đề: Tài chính và thiên nhiên. Nếu thương hiệu của bạn có liên quan tới một trong hai (hoặc cả hai) khía cạnh này, màu xanh lục là một lựa chọn sáng suốt.

Xanh dương: Đây là màu sắc đem lại sự bình yên và tin tưởng cho người nhìn. Thậm chí, xanh dương còn được sử dụng cho thương hiệu có phổ khách hàng trải rộng.

Tím: Màu sắc của hoàng gia. Nếu bạn muốn gắn thương hiệu của mình với sự sang trọng, hãy sử dụng màu tím.

Hồng: Đây là màu sắc của sự nữ quyền. Nếu thương hiệu của bạn dành cho phái đẹp, hãy cân nhắc sử dụng màu hồng.

Nâu: Đây có lẽ là màu sắc ít được sử dụng nhất trong thiết kế. Nhưng nếu bạn muốn nổi bật và tạo sự phá cách, thì màu nâu cũng đáng để cân nhắc đó chứ.

Đen: Để truyền tải thông điệp cho sự tinh tế và hiện đại, thì màu đen là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hình dáng thiết kế

Khi nhắc đến thiết kế, bạn không thể nào quên đi khía cạnh hình khối, một thành tố vô cùng quan trọng hoàn thiện sản phẩm đồ họa. Một điều thú vị, đó chính là mỗi hình khối lại có thể nói lên được nhiều điều về thương hiệu của bạn.

Khối tròn: Những hình khối tròn thường tạo cho người nhìn cảm giác mình thuộc về một cộng đồng, được yêu thương và thống nhất về một thể. Những góc tròn cũng đem lại cho bản thiết kế sự nhẹ nhàng và nữ tính hơn.

Khối có góc cạnh (như tam giác, hình vuông,…): Những hình khối này đem lại cho người nhìn cảm giác mạnh mẽ hơn. Những hình khối chứa đựng những hình góc cạnh này còn đem lại cho người ta cảm giác thư thái và đáng tin cậy. Nhưng bạn hãy cần cẩn trọng khi ghép những hình khối dạng này với những màu sắc tươi sáng kiểu màu vàng, bởi sự kết hợp này rất dễ đem đến cho người ta cảm giác thiếu hợp lý, đồng thời khiến thương hiệu của bạn thất bại trong việc kết nối với khách hàng.

Những đường thẳng: Thể hiện sự mạnh mẽ và nam tính với những đường thẳng dọc. Còn những đường thẳng ngang đem lại cho người ta sự yên bình và rung cảm êm dịu.

>>> 7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại

5. Bắt tay vào thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Một khi nắm bắt chính xác những thành tố tạo nên bản thiết kế, bạn cần liên kết chúng thành một sản phẩm đồ họa hoàn chỉnh, có thể truyền đạt rõ ràng những gì bạn muốn tới khách hàng. Nhưng tùy thuộc vào tính chất của ngành nghề của doanh nghiệp bạn, mà bạn lại chú tâm vào mỗi loại sản phẩm thiết kế khác nhau.

bắt tay vào thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Ví dụ: Các nhà hàng thường dành hết sự sáng tạo vào thiết kế menu và không gian vật lý của cửa hàng. Với một digital marketing agency, họ tập trung chủ yếu vào thiết kế website và trang mạng xã hội của họ.

Những sản phẩm đồ họa nằm trong bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

Logo:

Logo chính là xương sống của toàn bộ bộ nhận diện. Khi thiết kế logo, bạn phải đảm bảo logo của mình phải đáp ứng đủ những yếu tố sau:

  1. Được truyền tải rõ ràng bạn là ai và giá trị thương hiệu của bạn nằm ở đâu.
  2. Có vẻ ngoài bắt mắt: Gọn gàng, tươi sáng.
  3. Đảm bảo logo thương hiệu bạn trong vòng 6 tháng tới sẽ không bị lỗi thời.
  4. Phải để lại một dấu ấn đậm nét trong tâm trí của khách hàng.

Và đừng quên tạo nhiều phiên bản cho logo của bạn (như phiên bản trắng đen, nhiều kích cỡ khác nhau). Điều này giúp bạn chủ động gắn logo của mình cho các ấn phẩm thiết kế khác nhau.

Website:

Website là một trong những sản phẩm đồ họa tiêu biểu nhất để khách hàng nhận diện thương hiệu bạn. Nhất là khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trong môi trường trực tuyến hoặc đang cung cấp một sản phẩm / dịch vụ kỹ thuật số, khách hàng của bạn chắc chắn sẽ check trang web của bạn trước khi quyết định lựa chọn mua / dùng sản phẩm.

Trang web của bạn chính là nơi nhận diện thương hiệu được thể hiện một cách đầy đủ.

Bao bì sản phẩm:

Nếu bạn cung cấp một sản phẩm hữu hình, thì bao bì chính là chiếc nam châm hút khách hàng tiến lại gần. Đây chính là yếu tố dẫn đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Hãy để thương hiệu của bạn tỏa sáng thông qua bộ bao bì sản phẩm nổi bật.

>>> Tham khảo dịch vụ thiết kế bao bì sản phẩm của ThiCao

Card visit:

Dù hoạt động trong lĩnh vực gì, chiếc card visit chính là một trong những thành tố giúp doanh nghiệp bạn ghi điểm trong mắt đối tác, khách hàng. Khi thiết kế danh thiếp, bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc cơ bản: logo doanh nghiệp nằm ở một mặt card, mặt còn lại dành để thể hiện thông tin chi tiết của chủ nhân thẻ.

Email:

Thiết kế email cũng là một cách làm thông tin để gắn kết thương hiệu với khách hàng và để giao thiệp với đối tác, nhà cung cấp. Hãy hình dung mục đích để bạn sử dụng email cho doanh nghiệp: Bạn cần kết nối với đối tác? Bạn cần một bản thiết kế thật gọn gàng, ngắn gọn và xúc tích.

Bạn cố gắng truyền tải một thông điệp? Vậy hãy khiến chúng thật rõ ràng, dễ đọc. Bạn muốn giới thiệu khách hàng mẫu sản phẩm mới sắp ra mắt? Đừng quên gắn thêm một vài hình ảnh minh họa thật bắt mắt về sản phẩm mới nhé.

Và bạn hãy đừng quên thống nhất chủ đề trong các ấn phẩm thiết kế nói trên. Đảm bảo màu sắc, font chữ và hình khối của các sản phẩm phải đồng nhất, và phù hợp với giá trị cốt lõi trong thương hiệu của bạn.

Bộ nhận diện thương hiệu chính là nơi để bạn định vị giá trị thương hiệu mình, tạo sự khác biệt trước đối thủ cạnh tranh, cũng như thay đổi quan điểm khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bộ nhận diện có thể truyền tải chính xác những gì bạn muốn thể hiện với công chúng, với đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn muốn hướng tới.

Tổng hợp các Brand Identity đẹp thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity DOJI

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của DOJI – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity F88

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của F88 – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity Luxor

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của LUXOR – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity Tonkin Cruises

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của Tonkin Cruises – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity TPBank

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của TPBank – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity Việt Vương

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của Việt Vương – Thiết kế bởi ThiCao

Brand Identity VIMAG

>>> Khám phá full dự án Brand Identity của VIMAG – Thiết kế bởi ThiCao

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Dao Vu Minh

Dao Vu Minh

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao