Digital Branding là gì? Xây Dựng & Triển Khai Digital Branding

Digital Branding

Ngày nay, thương hiệu mà thiếu đi sự hiện diện trên các nền tảng Digital kỹ thuật số thật chẳng khác nào xe hơi mà thiếu lốp. Trở lại thời xa xưa, các nhà quản trị chỉ cần sản xuất những mẩu TVC, đặt quảng cáo trên báo in là đủ để tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng.

Điều đó giờ đây không còn đúng trong thời đại công nghiệp 4.0 nữa.

Đó là lý do doanh nghiệp bạn cần phải nhanh chân tiếp cận với các nền tảng số để không bị bỏ lại phía sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tất tần tật những điều cần biết liên quan tới digital branding – chiến lược xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số.

Hy vọng, những thông tin dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.

 

CTA Sở hữu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Branding là gì?

Branding (tạm dịch trong tiếng Việt là “Xây dựng thương hiệu”) là một quá trình sáng tạo, nơi người quản trị marketing truyền tải các thông điệp về doanh nghiệp tới các đối tượng khách hàng tiềm năng của họ.

Những thông điệp ấy có thể là:

  • Doanh nghiệp bạn là gì?
  • Mục tiêu của bạn khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là gì?
  • Bạn có thể đem lại những lợi ích nào tới khách hàng?
  • Khách hàng có thể mong đợi điều gì từ bạn?

Branding là quá trình bạn nỗ lực thực hiện các hành động nhằm giúp khách hàng biết tới bạn, ghi nhớ bạn và tin tưởng, yêu quý thương hiệu của bạn.

branding là gì

Bạn phải làm sao để thương hiệu mình giống như Coca-Cola, nhắc tới là nghĩ đến nước giải khát; như Apple, hãng sản xuất đồ công nghệ chứ không phải một “trái táo”; hay McDonald’s, hãng sản xuất đồ ăn nhanh, không phải là tên người.

> Thương hiệu – Brand là gì?

Khi xây dựng thương hiệu, bạn cần quan tâm tới ba chữ B như sau:

  • Brand: Là một khái niệm trừu tượng, dùng để chỉ cách mà khách hàng, công chúng nói, suy nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn.
  • Branding: Là một quá trình thiết kế và xây dựng thương hiệu trở thành một thứ thân thuộc với khách hàng.
  • Brand identity: Là một nhóm các yếu tố trực quan giúp người dùng nhận diện ra thương hiệu của bạn (và phân biệt chúng với các thương hiệu khác) như: logo, website, fanpage trên mạng xã hội,…

Ba chữ B này luôn đi cùng nhau. Sẽ chẳng có brand nào thiếu đi các yếu tố trực quan tới từ brand identity. Thiếu brand identity, khách hàng sẽ khó mà ghi nhớ tới thương hiệu của bạn,…

3 chữ B khi xây dựng thương hiệu

Dưới đây là một vài câu hỏi hữu ích cho doanh nghiệp bạn trong quá trình phát triển và thương hiệu của mình:

  • Điều gì khiến doanh nghiệp bạn khác biệt so với những cái tên khác trên thị trường?
  • Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là ai?
  • Bạn có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả về doanh nghiệp mình?

Digital branding là gì?

Digital branding là cách bạn xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trên các nền tảng kỹ thuật số như website, mạng xã hội, video, ứng dụng di động,…

Digital branding là sự tổng hòa của các khái niệm: digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và internet branding (xây dựng thương hiệu trên mạng internet).

Digital Branding là gì

Trong một xã hội mà hầu như ai trong chúng ta cũng sở hữu một chiếc điện thoại di động, một chiếc laptop có kết nối internet, việc đưa thương hiệu tiến tới môi trường kỹ thuật số là một điều bắt buộc phải làm đối với các doanh nghiệp, nhằm tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

Sự khác biệt giữa digital marketing và digital branding

Có sự khác biệt giữa digital branding và digital marketing. Trên thực tế, digital branding có thể coi là một hoạt động nằm trong khái niệm digital marketing nói chung.

Nếu như mục tiêu của digital branding là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng (từ nhận diện thương hiệu, tin tưởng thương hiệu tới trung thành với thương hiệu) trên môi trường Internet, thì mục tiêu lớn nhất của digital marketing là tìm kiếm khách hàng mới và giúp doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

sự khác biệt giữa Digital Marketing và Digital Branding

Digital marketing tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh online, digital branding xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực. Người mua dần dần trở nên gắn bó và “tương tác” nhiều hơn với doanh nghiệp.

Lợi ích của digital branding

Dưới đây là những lợi ích mà các doanh nghiệp có thể nhận được khi triển khai các chiến dịch digital branding:

  • Tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích với các thương hiệu bắt đầu từ con số 0.
  • Tương tác với khách hàng: Với các chiến lược digital branding, khách hàng có cảm giác được tương tác với bạn trong một cuộc đàm thoại 2 chiều. Họ có cảm giác được lắng nghe, được bày tỏ quan điểm của mình – một điều ta thường thấy trong các cuộc hội thoại của những người bạn, của các thành viên trong gia đình.
  • Nhanh chóng: Digital branding giúp những thông điệp của bạn được truyền đạt tới khách hàng một cách nhanh chóng.

9 yếu tố làm nên digital branding

1. Logo

Logo chính là yếu tố đầu tiên mà khách hàng tiếp cận tới một thương hiệu. Nhắc đến Disney, bạn lại nghĩ tới 2 chiếc tai chuột tròn tròn của Mickey. Nhắc đến Apple, bạn không khỏi hình dung tới hình ảnh quả táo khuyết một bên.

Tất cả những ví dụ trên đều là logo của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Logo các thương hiệu phải phù hợp với hình ảnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng cũng phải để lại ấn tượng sâu sắc tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

Logo trong Digital Branding

Để thiết kế được một logo đẹp, chuyên nghiệp, trước hết bạn cần phải “định hình” hình ảnh của thương hiệu: Doanh nghiệp bạn mang phong cách hoài cổ hay hiện đại? Tối giản hay màu mè? Nghiêm túc hay vui nhộn?

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những logo ấn tượng của các đối thủ trong ngành, biết đâu bạn lại tìm thấy cho mình ý tưởng độc đáo nào đó. Tuy nhiên, bạn đừng quên các nguyên tắc cần phải nhớ trong việc lựa chọn màu sắc cho logo: Nổi bật nhưng cũng phải phù hợp với giá trị của thương hiệu.

cẩm nang thương hiệu Spotify 1

Logo cũng cần phải thích hợp để lồng ghép vào các sản phẩm thiết kế khác có liên quan tới doanh nghiệp như: card visit, biển quảng cáo, thư điện tử,… Thậm chí, logo cũng phải có kích cỡ phù hợp để sử dụng làm ảnh bìa, avatar trên Facebook, Instagram, trong mail, mobile app và nhiều nền tảng khác.

Nếu bạn cảm thấy thiết kế logo cho doanh nghiệp thật khó khăn, đừng ngại ngần tìm cho mình các giải pháp hỗ trợ từ bên ngoài từ các agency thiết kế.

2. Website

Nếu như khách hàng nhận biết thương hiệu qua logo thì website lại là nơi để bạn bán sản phẩm, dịch vụ của mình trên môi trường kỹ thuật số. Có một điều bạn nên biết: Ngày nay là thời đại mà khách hàng mới là người “nắm đằng chuôi” trong một mối quan hệ mua bán.

Khách hàng không còn ngồi nhà và chờ đợi những mẩu quảng cáo để thực hiện hành vi mua hàng. Họ chủ động Google website doanh nghiệp bạn, tìm kiếm thông tin hữu ích và đưa ra quyết định của mình.

website trong Digital Branding

Những website chất lượng phải đơn giản và đem lại trải nghiệm mượt mà. Các thành tố trên website từ màu sắc, font chữ, hình khối, hiệu ứng phải có tính đồng nhất với logo của doanh nghiệp bạn. Trên website nên chứa đựng những yếu tố nổi bật, thu hút và mang tính kêu gọi khách hàng thực hiện hành vi.

Ngoài ra, website của doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định để tối ưu hóa hiệu suất hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google (hay còn được gọi là SEO) bao gồm:

  • Website thân thiện với thuật toán thu thập dữ liệu của Google,
  • Xây dựng mạng lưới internal link theo các mô hình phù hợp (Silo, Kim tự tháp,…),
  • Phát triển nội dung website cung cấp các thông tin hữu ích cho người đọc,
  • Tránh thực hiện các hành vi thao túng công cụ tìm kiếm của Google,…

3. Thông điệp từ thương hiệu

Brand messaging (thông điệp từ thương hiệu) chính là những điều doanh nghiệp muốn nói với công chúng và cách họ truyền đạt chúng.

Thông điệp này phải thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp muốn gửi tới công chúng và chúng nên đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của khách hàng.

Một thông điệp hiệu quả từ thương hiệu sẽ trả lời được những câu hỏi như sau:

  • Doanh nghiệp bạn là ai? Đang làm gì?
  • Hình ảnh về doanh nghiệp của bạn tương trưng cho điều gì?
  • Lý do gì khiến doanh nghiệp bạn trở nên quan trọng với khách hàng?

thông điệp Brand Messaging từ thương hiệu

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo: Những thông điệp của doanh nghiệp luôn phải đồng nhất trong bất kỳ một chiến dịch marketing nào và thông điệp đó phải bám sát giá trị cốt lõi mà công ty bạn đang đeo đuổi; nội dung phải mang tính hấp dẫn và thu hút sự chú ý từ người đọc ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.

Thông điệp của doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức.

Ngay cả các vị lãnh đạo cấp cao cũng có thể thay mặt doanh nghiệp mình để truyền tải những thông điệp phù hợp tới công chúng.

4. SEO

Như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết, SEO (các hoạt động nhằm tối ưu hóa vị trí xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google) thực sự đã trở thành công cụ marketing vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

SEO trong Digital Branding

Bạn hãy lưu tâm đến những vấn đề sau để doanh nghiệp bạn có được vị trí thuận lợi trên Google Search:

  • Luôn định hình trong đầu cách xây dựng website làm sao để đáp ứng nhu cầu của người đọc, không phải cho công cụ tìm kiếm.
  • Tận dụng những điều giúp website của bạn trở nên nổi bật và thu hút người xem.
  • Sử dụng các công cụ để xác định: Website của mình đang được các liên kết nào trỏ đến, những liên kết nào của website mình đang hoạt động?
  • Triển khai chiến dịch SEO theo trình tự: Nghiên cứu từ khóa -> Xây dựng nội dung -> Xây dựng hệ thống link dẫn -> Giám sát hiệu quả SEO.

5. Mạng xã hội

Ngày nay, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi thấy ông bà, bố mẹ mình cũng tập tành “chơi” Facebook, Zalo.

Điều này cho thấy: Môi trường kỹ thuật số là một mỏ vàng để bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác và tìm thấy lợi ích của mình trong đó.

Mạng xã hội trong Digital Branding

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải định hình những nội dung mà mình dự định truyền tải trên từng nền tảng mạng xã hội:

Với Facebook là những nội dung mang tính cung cấp và định hướng thông tin; Instagram là những nội dung thiên về hình ảnh, video; nội dung trên Zalo có thể phù hợp với những đối tượng khách hàng lớn tuổi hơn; LinkedIn là những chia sẻ của doanh nghiệp bạn được thể hiện trong môi trường chuyên nghiệp;…

Ngoài ra, những vấn đề về mạng xã hội khác bạn cần quan tâm gồm: Thời điểm đăng bài viết phù hợp; công cụ đo lường hiệu quả xây dựng nội dung trên mạng xã hội;…

> [Social Branding] – Xây dựng thương hiệu trên Facebook

6. Email marketing

Vẫn có chỗ đứng nhất định trong việc sử dụng email để kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Thông thường, những đối tượng khách hàng mục tiêu của email marketing là những người có thu nhập cao, dành nhiều thời gian để check và làm việc thông qua mail.

Email Marketing trong Digital Branding

Trước khi thực hiện chiến lược marketing, bạn cần trả lời những câu hỏi như:

  • Mục đích bạn thực hiện chiến lược này là gì? (Thu thập lead, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng cũ, thông báo sản phẩm mới,…);
  • Đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận là ai;
  • Nội dung bạn muốn truyền tải là gì;
  • Có công cụ nào đo lường hiệu quả của chiến dịch?

Lưu ý: Bạn cần thận trọng khi gửi email với số lượng người nhận lớn. Nếu không cẩn thân, rất có thể mail của doanh nghiệp bạn sẽ bị xếp vào mục “Thư rác” hoặc “Spam”.

7. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trên môi trường trực tuyến là một cách làm thông tin để bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình tới nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Có nhiều cách để bạn có thể tiếp thị cho doanh nghiệp mình trên môi trường kỹ thuật số, bao gồm:

  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google.
  • Quảng cáo hiển thị (Display Ads).
  • Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,…).
  • Quảng cáo trên các thiết bị di động.
  • Quảng cáo Remarketing.

8. Content marketing

Ngày nay, quảng cáo không còn chỉ là “quảng cáo”. Nhiều doanh nghiệp tận dụng website của doanh nghiệp mình để thu hút sự tương tác của người dùng và gây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Nếu như quảng cáo giúp bạn tăng trưởng doanh số và bán được nhiều hàng, content marketing giúp doanh nghiệp bạn tiến tới gần trái tim của khách hàng.

9. Influencer marketing

Influencer marketing là một phương cách tiếp thị mà các doanh nghiệp sử dụng người nổi tiếng (hoặc những người có sức ảnh hưởng tới một cộng đồng nhất định) để quảng bá cho thương hiệu của bạn.

Thay vì thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tiếp, bạn tận dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng để thương hiệu bạn vươn đi xa hơn và tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

influencer marketing trong Digital Branding

Theo nghiên cứu từ EMarketer (một tổ chức nghiên cứu về marketing nổi tiếng ở Hoa Kỳ), năm 2015 có tới 80% thương hiệu trên toàn cầu sử dụng các chiến dịch influencer marketing trên nền tảng kỹ thuật số của mình.

Khi triển khai chiến dịch marketing với người nổi tiếng, bạn cần nắm vững một số quy tắc như: Lựa chọn người nổi tiếng phù hợp (với đời tư trong sạch, hình ảnh phù hợp với thương hiệu và có sức ảnh hưởng tới đối tượng khách hàng mục tiêu bạn mong muốn); luôn sẵn sàng để đối mặt và xử lý với khủng hoảng thương hiệu; chấp nhận mức ngân sách cho chiến dịch cao hơn bình thường;…

Hy vọng những thông tin mà ThiCao vừa chia sẻ vừa rồi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trong chiến dịch marketing sắp tới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Dao Vu Minh

Dao Vu Minh

Leave a Comment

Your e-mail address will not be published. Required fields are marked *

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao