Brand manager (người quản trị thương hiệu) là vị trí nhân sự phụ trách việc đưa ra các quyết sách nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu liên quan tới thương hiệu.
Nhà quản trị thương hiệu sẽ phải giám sát tất cả các khía cạnh liên quan tới brand, từ bộ nhận diện hữu hình cho tới hình ảnh, tính cách của thương hiệu. Thương hiệu nhà quản trị quan tâm có thể chỉ là 1 nhãn hiệu lớn, cũng có thể là tập hợp những nhãn hiệu nhỏ.
Công việc của một Brand Manager là gì?
1. Đưa ra các chiến lược liên quan tới thương hiệu bao gồm: Cẩm nang quy chuẩn thương hiệu (brand guidelines), tầm nhìn thương hiệu (brand vision) và các chiến lược, quyết sách liên quan tới brand trong ngắn và dài hạn.
2. Lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông liên quan tới thương hiệu trên đa nền tảng (cả offline và online).
3. Làm việc với bộ phận R&D (phát triển sản phẩm), bộ phận bán hàng để tiếp nhận các đề xuất nhằm bổ trợ cho hoạt động tiếp thị thương hiệu.
4. Thiết lập và quản lý các khía cạnh liên quan tới “tài sản thương hiệu” (brand asset).
5. Quản lý ngân sách liên quan tới các hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm / dịch vụ liên quan tới thương hiệu.
6. Phân tích và theo dõi các hành vi của đối thủ cạnh tranh.
7. Phân tích và dự toán doanh thu của thương hiệu từ các số liệu thống kê liên quan tới hoạt động kinh doanh.
Những phẩm chất cần có của một Brand Manager
Một brand manager phải là người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực truyền thông và marketing. Họ tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế, Marketing – Truyền thông từ các trường Đại học danh tiếng, có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh (MBA) và thông thạo ngoại ngữ.
Brand manager còn có những phẩm chất như: Giao tiếp và thuyết trình tốt, hòa nhã và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, có kỹ năng phân tích số liệu và thái độ nghiêm túc trong công việc.
Một cách tổng quan, những điều mà một brand manager cần có chính là:
- Có trình độ học vấn từ các ngành học có liên quan tới kinh doanh, truyền thông.
- Có khả năng nhận thức tốt về thương hiệu.
- Có khả năng ra quyết định một cách quyết đoán.
- Là người tập trung vào kết quả công việc.
- Có khả năng phân tích số liệu.
- Có kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt.
Sự nghiệp thăng tiến của Brand Manager
Nhà quản trị thương hiệu có khả năng tiến xa hơn trong sự nghiệp với những chức danh Giám đốc Marketing (Marketing Manager hoặc Marketing Director).
Hiện nay, nhu cầu của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành FMCG) dành cho chức vụ này là rất lớn. Những yêu cầu khắt khe liên quan tới chức vụ này cũng như sự phát triển mạnh của các thương hiệu Việt Nam khiến brand manager trở thành một trong những vị trí hot nhất hiện nay trên thị trường nhân lực.