Mọi người thường nghĩ: Thương hiệu và văn hóa là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tạo dựng Brand là công việc của bộ phận Marketing, còn thiết lập văn hóa là trách nhiệm của phòng HR.
Nhưng có bao giờ, bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Khách hàng sẽ nghĩ thế nào về thương hiệu nếu doanh nghiệp không xây dựng bản sắc văn hóa đủ mạnh? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa một rừng các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường? Khách hàng có còn tin tưởng sử dụng sản phẩm của một thương hiệu có nền văn hóa thiếu bền vững?
Hãy cùng ThiCao tìm hiểu định nghĩa của khái niệm Brand Culture. Đồng thời, khám phá quy trình 6 bước để xây dựng một văn hóa thương hiệu phát triển bền vững và trường tồn.
>> Brand là gì? Định nghĩa đơn giản nhất về thương hiệu
Brand Culture: 6 Bước xây dựng văn hóa thương hiệu
1. Brand Culture là gì?
2. Lợi ích khi xây dựng Brand Culture
3. 6 bước xây dựng văn hóa thương hiệu
4. 5 ví dụ điển hình về Brand Culture từ các thương hiệu lớn
1. Brand Culture là gì?
Brand Culture, hiểu đơn giản, chính là giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng về thương hiệu. Văn hóa thương hiệu quyết định tới tất cả các khía cạnh liên quan tới brand, bao gồm brand identity, brand personality, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu,…
Vì vậy, văn hóa thương hiệu có tầm quan trọng lớn trong việc định hình và phát triển doanh nghiệp. Làm thế nào để tiếp cận và “đọc vị” khách hàng tại mỗi điểm chạm, đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn liên quan tới truyền thông, Marketing thương hiệu? Để trả lời cho những câu hỏi đó, doanh nghiệp cần phải đối chiếu với Brand Culture.
2. Lợi ích khi xây dựng Brand Culture
Với khách hàng, một doanh nghiệp có văn hóa bền vững tác động lớn tới Brand Perception – nhận thức về thương hiệu trong họ.
Khách hàng dễ dàng bị thu hút bởi những doanh nghiệp có đặc điểm tính cách nổi trội, khác biệt so với những sản phẩm cùng loại. Họ tin tưởng vào những sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, sẵn lòng dùng thử và đưa ra những phản hồi nhằm giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có Brand Culture tốt thường thu hút lượng khách hàng trung thành ở con số ấn tượng. Khách tỏ ra vui vẻ và hài lòng với những trải nghiệm mà họ có được từ thương hiệu. Sự gắn kết giữa khách hàng với những thương hiệu có tính cách rõ ràng cũng dễ dàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh còn lại.
Như một lẽ tất yếu, khách hàng trung thành sẽ giới thiệu sản phẩm, thương hiệu tới người thân, bạn bè của mình. Doanh thu bán hàng tăng vọt, khiến doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn để phát triển và xây dựng thương hiệu.
>>> Customer Retention – 12 Chiến Lược Giữ Chân Khách Hàng Hiệu Quả
Với nhân viên trong doanh nghiệp, một doanh nghiệp có văn hóa rõ ràng giúp họ có thêm động lực để phấn đầu trong công việc. Năng suất được cải thiện, chất lượng của sản phẩm được nâng cao, khách hàng hài lòng với những trải nghiệm từ các sản phẩm có chất lượng cao. Đây là một mối quan hệ mà cả đôi bên: khách hàng – doanh nghiệp cùng có lợi.
3. 6 bước xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững
Sau khi hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của Brand Culture, đã đến lúc bạn khám phá quy trình 6 bước xây dựng một nền văn hóa thương hiệu vững chắc:
Xác định Brand Culture
Bước đi đầu tiên để xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững, doanh nghiệp đó phải hiểu rõ bản thân mình đang cần gì, phát triển theo hướng đi như thế nào, truyền tải thông điệp gì tới công chúng? Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi này trong mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
Một bước đi quan trọng nữa trong việc hoạch định Brand Culture, đó là doanh nghiệp cần định hướng cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture) mình sẽ phát triển. Hệ thống thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đi theo hướng 1 thương hiệu mẹ phủ toàn bộ các sub-brand có liên quan, hay xây dựng một nhóm các brand độc lập, không liên quan tới nhau?
>>> Brand Extension: Chiến Lược Mở Rộng Thương Hiệu Là Gì?
Khuyến khích nhân viên làm quen với văn hóa
Để đi vào hiện thực, nhân viên cần phải thực sự làm quen với văn hóa thương hiệu.
Quy trình làm quen này cần phải bắt đầu từ các bộ phận quản lý cao cấp. Họ là người định hình rõ ràng nét văn hóa, và truyền tải thông điệp tới các bộ phận cấp dưới. Theo mô hình từ trên xuống, nhân viên sẽ dần dần hình dùng các đặc tính và làm quen dần với nền văn hóa doanh nghiệp mới.
Các tài liệu thể hiện giá trị cốt lõi và thông điệp chính thức về thương hiệu từ lãnh đạo cấp cao sẽ có sức lan tỏa và củng cố nền văn hóa hình thành và phát triển trong doanh nghiệp.
Tuyển dụng nhân lực phù hợp với văn hóa thương hiệu
Không chỉ với những nhân lực đang làm việc trong doanh nghiệp, việc tuyển dụng các ứng viên có nét tương đồng và phù hợp với văn hóa thương hiệu hiện tại cũng quan trọng không kém.
Đúng người, nhưng sai địa điểm có thể khiến tài năng của họ bị lãng phí, sự hài lòng của nhân viên không được đáp ứng, hiệu quả trong công việc không đạt được như kỳ vọng, trải nghiệm khách hàng với sản phẩm không tốt, và doanh thu lợi nhuận thì sụt giảm.
Lương thưởng và sự công nhận
Chắc hẳn bạn đã từng nhớ tới khái niệm Employer Branding – thương hiệu nhà tuyển dụng? Thương hiệu mà là sự thèm muốn của các ứng viên ứng tuyển chắc chắn sẽ được nhìn nhận dưới con mắt tích cực của công chúng bên ngoài.
Muốn xây dựng một hình ảnh nhà tuyển dụng chất lượng, trước tiên, bạn cần phải cải thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Cách đơn giản nhất là tăng lương, thưởng và thiết lập chế độ thăng tiến nhân lực rõ ràng.
Tiếp đó, bạn cần phải xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Không gian làm việc thì rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh. Văn hóa thì năng động, thoải mái, cởi mở, sáng tạo.
Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi hoàn thiện những yếu tố cốt lõi, đã đến lúc bạn truyền tải văn hóa doanh nghiệp vào logo và yếu tố hình ảnh trong thương hiệu của bạn. Bạn cần đặc biệt chú ý những khía cạnh như hình khối, font chữ và màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu trong quá trình thiết kế.
Một logo và bộ nhận diện chất lượng phải thể hiện rõ các thông điệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
>>> Tham khảo dịch vụ thiết kế logo cao cấp của ThiCao.
Gắn bó với nền văn hóa đã đặt ra
Để khách hàng trung thành với mình, trước hết, doanh nghiệp cần phải trung thành với văn hóa doanh nghiệp mình đã thiết lập.
Nền văn hóa ấy phải được xây dựng, vun đắp và phát triển trong thời gian dài, không thể bị tùy ý thay đổi , chỉnh sửa liên tục. Chính vì thế, những bước thực hiện ban đầu cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng, trước khi đi đến áp dụng và lồng ghép vào thực tế.
4. 5 doanh nghiệp lớn xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững
Những ví dụ trực quan dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể về tác động của văn hóa doanh nghiệp tới thương hiệu:
Netflix
Netflix là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất Thế giới. Ít ai có thể ngờ Netflix chỉ là một doanh nghiệp cho thuê đĩa DVD qua đường mail non trẻ cách đây hơn 10 năm.
Netflix đã xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp thực sự vững chắc: Đặt sự tự do trong công việc và trách nhiệm của nhân viên lên hàng đầu. Công ty quan niệm: Bạn làm việc bao nhiêu giờ không quan trọng, điều quan trọng ở đây là bạn đã cống hiến hiệu quả như thế nào trong thời gian làm việc đó.
Sự nhiệt huyết, năng lượng của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ qua logo và hệ thống nhận diện của hãng: Chữ Netflix với thiết kế hình khối phóng khoáng, lấy màu đỏ chủ đạo trong sự nhiệt huyết, năng động và tự do.
Không cần phải bàn cãi, Google (hay công ty chủ quản, Alphabet) là hình mẫu cho một doanh nghiệp có nền văn hóa thương hiệu đáng ngưỡng mộ.
Không chỉ đơn giản nằm ở vẽ ngoài hào nhoáng của khu văn phòng, bản chất văn hóa của Google cũng rất vững chãi. Công ty chú trọng tới từng khía cạnh trong đời sống nhân viên, từ các buổi họp nhân viên, lương thưởng hậu hĩnh, buổi trò chuyện tâm tình với các lãnh đạo cấp cao, tới bữa ăn miễn phí thường ngày.
Quan điểm của công ty là: Nhân lực chính là yếu tố được coi trọng nhất đối với doanh nghiệp. Sự đa dạng, công bằng với nhân viên được Google thể hiện rất rõ trong hình ảnh logo đa màu sắc của hãng.
Zappos
Zappos là một nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Công ty còn nổi tiếng với danh hiệu một trong những nơi làm việc lý tưởng nhất Thế giới.
Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng Zappos từng đưa ra offer trả $2.000 cho nhân viên nào cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp trong 1 tuần thử việc đầu tiên. Tuy vậy, với dày đặc những buổi team building và chế độ lương thưởng hậu hĩnh, cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những doanh nghiệp có hiệu suất lao động thuộc vào hàng tốt nhất trên Thế giới.
Sự năng động, bứt phá, dám nghĩ dám làm của Zappos cũng được thể hiện trong logo và bộ nhận diện thương hiệu của hãng.
Shopify
Được coi là một trong những ‘kỳ lân” trong giới start-up, môi trường làm việc của Shopify cũng nổi tiếng với việc khuyến khích nhân viên sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Thiết kế logo mang đường nét hiện đại, đơn giản. Shopify muốn truyền tải giá trị cốt lõi trong bộ nhận diện thương hiệu của mình là: Mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách đơn giản, nhờ công nghệ.
Twitter có môi trường làm việc như trong mơ: Nhân viên có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn tại Twitter University, họp nhóm trên tầng thượng, và tận hưởng các lớp học thể chất hoàn toàn miễn phí.
Môi trường làm việc thân thiện chính là điều khiến các vấn đề của cấp dưới có thể dễ dàng được lãnh đạo cấp cao lắng nghe và giải quyết. Nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, nguyện cống hiến hết năng lực của bản thân vào sự thành công của công ty.
Người ta đã từng nhắc nhiều tới sự chuẩn chỉ trong tỷ lệ thiết kế logo Twitter, nhưng bộ nhận diện này còn ý nghĩa hơn thế. Biểu tượng chú chim và màu xanh dương thể hiện mọi người có thể tự do, thoải mái nói lên quan điểm, suy nghĩ và chính kiến của bản thân về cuộc sống và những điều xung quanh.
Sau bài viết này, hy vọng bạn có thể đúc kết thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Chúc bạn thành công!