Employer Branding Là Gì? Phát Triển Thương Hiệu Tuyển Dụng

Employer Branding là gì? Phát triển thương hiệu tuyển dụng

Một thương hiệu quyền lực giờ không chỉ trông cậy vào khách hàng, xem sản phẩm họ bán ‘tốt hay không tốt’? Việc doanh nghiệp đó có phải là nơi làm việc lý tưởng hay không cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Lấy Google làm ví dụ: Sản phẩm Google bán là gì? Chỉ là hệ thống tìm kiếm từ khóa. Nhưng hãy thử nhìn xem đâu mới là thứ đắt giá và đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới? Vâng, không phải sản phẩm mà chính là thương hiệu Google.

Và không chỉ Google, còn rất nhiều những doanh nghiệp khác như Facebook, Unilever hay FPT, VNG tại Việt Nam đang sử dụng Employer Branding như con át chủ bài cho chiến lược phát triển thương hiệu của mình.

Hãy cùng ThiCao khám phá Employer Branding là gì, cùng tầm quan trọng và cách thức xây dựng Thương hiệu Tuyển dụng hiệu quả.

>>> Các bài viết có liên quan:

 

1. Employer Branding là gì?

Employer Branding (hay còn gọi là Thương hiệu Tuyển dụng) là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nghiệp coi mình là “một nhà tuyển dụng nhân lực” chứ không đơn thuần chỉ là “một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng bán”.

Khái niệm Employer Branding

Mục đích của Employer Branding là biến doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt, là nơi mà những ứng viên bên ngoài khao khát và “thèm muốn” được gia nhập vào làm việc. Sau cùng, Employer Branding cũng sẽ giúp thương hiệu của các doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao mới.

>> Brand Management – 11 Nguyên tắc quản trị thương hiệu thành công

2. Tầm quan trọng của Employer Branding

Đối với các doanh nghiệp, tại sao việc xây dựng chiến lược Employer Branding lại quan trọng đến như vậy? Dưới đây là một số lý do để giải thích cho câu hỏi này:

  • Employer Branding chính là cách để doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Không phải ngẫu nhiên mà Google lại là nơi hội tụ những lập trình viên xuất sắc nhất Thế giới. Bởi chính các lập trình viên cực giỏi cũng khao khát muốn được làm việc cho Google.
  • Empolyer Branding chính là phương thức PR có-một-không-hai của các doanh nghiệp. Với nhận thức của công chúng, những doanh nghiệp thành công là nơi đem lại môi trường làm việc thoải mái và tốt nhất cho nhân viên của mình. Vậy tại sao các công ty lại không sử dụng chính môi trường làm việc năng động của mình để PR cho bản thân? Bạn chắc chắn đã có câu trả lời cho riêng mình.
  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tuyển dụng nhân tài đã khó, giữ chân họ còn khó hơn. Xây dựng chiến lược Employer Branding chính là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn nạn ‘chảy máu chất xám’ ở các doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của tạp chí Havard Business Review, 60% nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng Employer Branding sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhất trong phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.

Tầm quan trọng của Employer Branding trong tương lai

3. 10 Phương pháp xây dựng Employer Branding hiệu quả?

Tầm quan trọng của Employer Branding là không phải bàn cãi. ThiCao xin chia sẻ tới bạn 7 phương pháp giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Employer Branding thành công.

Xác định nhận diện thương hiệu của bạn

Việc đầu tiên, vô cùng cần thiết, là cần xác định xem chỗ đứng của doanh nghiệp bạn trong nhân viên và công chúng về thương hiệu của bạn.

Một bản survey nhỏ tới nhân viên, khách hàng và các bên liên quan có thể giúp bạn tìm hiểu mức độ hấp dẫn của thương hiệu với công chúng là như thế nào. Dựa trên kết quả khảo sát, bạn sẽ định hình xem mình cần làm những gì để nâng tầm thương hiệu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc với bộ phận HR và L&D (Đào tạo và phát triển nhân lực) để xây dựng mục tiêu cụ thể cho chiến lược. Mục tiêu của bạn nên quan tâm tới một số khía cạnh, như:

  • Đảm bảo nhu cầu tuyển dụng trong dài hạn được đáp ứng.
  • Nâng cao vị thế thương hiệu lên một tầm cao mới.
  • Là lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp.

>> Brand Awareness là gì? Cẩm nang về nhận diện thương hiệu

Đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực

Thực tế cho thấy, “thế hệ 9x sẽ là đối tượng nhân lực chính của doanh nghiệp trong tương lai” (theo số liệu của Fobes dự báo tới năm 2025). Với một thế hệ trẻ chưa dạn dày kinh nghiệm và thực chiến, nhu cầu được học hỏi và phát triển kỹ năng là rõ ràng.

Nguồn nhân lực trẻ cần được đào tạo

Các doanh nghiệp trước làn sóng thế hệ nhân lực mới sắp đổ bộ, cần phải có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng.

Doanh nghiệp cần xây dựng những giáo trình đào tạo các kỹ năng cơ bản cho nhân viên, xem đây là một công việc bắt buộc. Ngoài ra, như một phần thưởng khích lệ cho các nhân viên giỏi, công ty cũng nên tạo điều kiện cho họ được phát triển các kỹ năng nâng cao thông qua các chuyến công tác bên ngoài.

Tận dụng nguồn nhân lực của công ty

Những doanh nghiệp có chiến lược Employer Branding mạnh đều biết cách tận dụng nguồn nhân lực của chính mình cho các hoạt động quảng bá.

Lấy ví dụ như Tập đoàn FPT chẳng hạn. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, FPT đã lập hẳn một chuyên trang để nhân viên của mình có thể nói ra những suy nghĩ của họ về chặng đường phát triển của tập đoàn. FPT cũng thường xuyên post các ảnh, video ghi lại hoạt động của công ty nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập.

FPT 30 năm

Qua đây, hình ảnh của FPT hiện lên như một doanh nghiệp mạnh, có môi trường làm việc lý tưởng, với đội ngũ nhân lực tài năng, cam kết gắn bó làm việc lâu dài với công ty.

Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng

Một trong những bước có thể nâng tầm Thương hiệu Tuyển dụng, đó chính là xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực thật rõ ràng.

Ví dụ, để ứng tuyển vào công ty Unilever Việt Nam, các ứng viên phải trải qua một quy trình tuyển dụng với ít nhất 5 vòng, bao gồm:

  • Vòng 1: Vòng hồ sơ, ứng viên nộp CV trực tiếp tới công ty.
  • Vòng 2: Vòng Test áp lực, ứng viên sẽ phải làm các bài test liên quan tới tài chính, GMAT.
  • Vòng 3: Phỏng vấn sơ bộ, ứng viên tham gia phỏng vấn với phòng nhân sự
  • Vòng 4: Phỏng vấn chuyên môn, bộ phận chuyên môn nơi ứng viên ứng tuyển sẽ tham gia phỏng vấn chuyên sâu.
  • Vòng 5: Xử lý tình huống. Bộ phận chuyên môn sẽ đưa ra các tình huống và thử thách ứng viên bằng việc xử lý chúng.

Quy trình tuyển dụng tại Unilever VN

Quy trình tuyển dụng rõ ràng như ví dụ của Unilever Việt Nam giúp công chúng nhận thấy: Đây là môi trường tuyển dụng khắt khe, nơi hội tụ những nhân lực giỏi nhất về làm việc.

Bản thân doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ công việc này, vì đây là phương cách hữu hiệu để bạn có thể sàng lọc và nắm bắt những kỹ năng cần thiết của ứng viên, thuận lợi cho công tác đào tạo, phát triển nhân lực sau này.

Thiết lập cổng thông tin nội bộ

Để dễ dàng trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân viên nhanh chóng, các doanh nghiệp cần xây dựng một cổng thông tin nội bộ.

Lấy ví dụ của Ngân hàng Thịnh vượng Úc (Commonwealth Bank of Australia), doanh nghiệp này đã xây dựng hệ thống cổng thông tin nội bộ dựa trên nền tảng ứng dụng Sidekick. Đây là ứng dụng hỗ trợ cho các thiết bị di động, giúp nhân viên có thể sử dụng smartphone của mình mà vẫn cập nhật các thông tin nội bộ trong công ty, nhận biết các vấn đề về nhân sự, lương thưởng, chấm công,…

Hệ thống thông tin nội bộ

Ngoài ra, đây cũng là nơi lãnh đạo có thể lắng nghe tiếng nói trực tiếp của nhân viên đối với các vấn đề chung của doanh nghiệp. Nhân viên có thể gửi email bày tỏ quan điểm của mình trực tiếp thông qua ứng dụng Sidekick.

Tác dụng của cổng thông tin nội bộ này là nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Tiếng nói của họ được coi trọng. Mọi thông tin quan trọng trong công ty họ cũng sẽ là người tiếp cận đầu tiên. Với công chúng, hình ảnh của doanh nghiệp cũng trở nên chuyên nghiệp hơn.

Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Trong thông tin tuyển dụng của công ty A, nếu yếu tố “lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng” được đề cập tới, khả năng doanh nghiệp đó nhận được lượng đơn ứng tuyển cao hơn so với bình thường là một điều rõ ràng.

Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Nhân viên bên cạnh vấn đề học hỏi và tích lũy kỹ năng nghề nghiệp, điều họ quan tâm nhất chính là vấn đề lương thưởng và thăng tiến. Nếu lộ trình này được xây dựng khoa học, nhân viên chắc chắn sẽ cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Công chúng khi nhìn vào các doanh nghiệp có lộ trình thăng tiến cho nhân viên rõ ràng cũng sẽ có cảm tình hơn.

Thiết kế văn phòng đẹp mắt

Có thể dễ dàng nhận thấy, những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao thường có thiết kế văn phòng đẹp mắt, môi trường làm việc lý tưởng.

Hãy thử nhìn ví dụ là công ty VNG , chủ sở hữu ứng dụng OTT lớn nhất Việt Nam Zalo. Văn phòng làm việc có thiết kế hiện đại, lấy hình tượng tổ ong làm chủ đạo (biểu thị cho sự cần cù, chăm chỉ của nhân viên làm việc trong công ty).

Không gian làm việc không vách ngăn, tạo sự thoải mái, hiện đại. Trong khuôn viên văn phòng VNG, có đầy đủ phòng tập gym, thư viện sách nội bộ,… Đây được coi là một trong những nơi làm việc lý tưởng nhất Việt Nam.

Văn phòng VNG Việt Nam

Qua những hình ảnh công ty post lên mạng, có thể thấy VNG đã tạo dựng mình trước công chúng là một doanh nghiệp hoạt động ổn định, kinh doanh khấm khá, và là niềm mơ ước của những lập trình viên hàng đầu tại Việt Nam. Tham khảo dịch vụ thuê văn phòng tại Hà Nội.

Đầu tư vào mạng xã hội

Mạng xã hội đang là kênh truyền thông được các công ty sử dụng nhiều nhất để xây dựng thương hiệu tuyển dụng và thu hút nhân tài. Những con số biết nói dưới đây có thể cho bạn câu trả lời cho lý do về sự đầu tư mạnh mẽ này:

Những con số trên cho thấy, việc tuyển dụng nhân lực thông qua các nền tảng mạng xã hội đem lại hiệu quả thật cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, các ứng viên có hứng thú với hình ảnh “tươi sáng” của nhà tuyển dụng trên Facebook hay LinkedIn?

Câu trả lời là có. Vì có tới 9 trên 10 ứng viên quyết định ứng tuyển những doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu tích cực trên mạng xã hội. Những doanh nghiệp này phải phản hồi nhanh chóng và thường xuyên những tương tác của ứng viên, show ra những hình ảnh tốt về môi trường làm việc, văn hóa và cơ hội việc làm trên Facebook hay LinkedIn.

Đừng bỏ qua khía cạnh content

“Content is king” – Content là vua, điều này hiếm có ai dám phủ nhận. Tuy nhiên, content cũng là một trong những phương thức truyền đạt thông tin hữu hiệu để xây dựng sự tương tác, educate và vun đắp mối quan hệ bền chặt giữa nhà tuyển dụng với người lao động.

Trong một con số thống kê từ tạp chí Recruiting Daily, có tới 85% ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các nền tảng tìm kiếm như Google. Ngày nay, ứng viên không chỉ sử dụng mạng Internet để tìm hiểu và nghiên cứu thông tin đơn thuần, họ sử dụng chúng để tìm cơ hội việc làm và đưa ra quyết định ứng tuyển.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có các phương thức tối ưu hóa content hợp lý để thu hút sự chú ý từ ứng viên, và khiến họ gia nhập vào “đội quân” của mình.

Một trong những phương thức xây dựng content hiệu quả nhất, đó là sử dụng “phễu ứng viên” để nhận thức được hành vi ứng viên, và có các cách ứng xử sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo phễu ứng viên mẫu từ Candidate ID qua hình ảnh dưới đây:

Employee Branding Content

Lường trước những điều bạn không kiểm soát được từ Employer Branding

Có một sự thật, là không phải yếu tố nào về Employer Branding bạn cũng có thể kiểm soát được. Dưới đây là liệt kê những vấn đề bạn cần lưu tâm:

  • Truyền thông: Các nền tảng truyền thông (báo in, truyền hình, radio, báo mạng) đánh giá thế nào về môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn?
  • Khách hàng: Khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp bạn? Về môi trường làm việc, cơ sở vật chất, thái độ của bạn đối xử với nhân viên?
  • Truyền thông lan truyền: Có những lời đồn đại (tin đồn) nào về doanh nghiệp của bạn liên quan tới môi trường làm việc?
  • Nhân viên và người thân của họ: Nội bộ nhân viên có đánh giá gì về doanh nghiệp? Ý kiến của những người thân của họ?

Mặc dù những yếu tố này là khó kiểm soát đối với các doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tác động để hạn chế những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, thông qua những phương pháp mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, như: xây dựng quy trình tuyển dụng và thăng tiến rõ ràng, đẩy mạnh sự hiện diện của doanh nghiệp trên nền tảng mạng xã hội, đầu tư vào hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, thiết kế văn phòng đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của nhân lực,…

Xây dựng chiến lược Employer Branding là một quá trình dài, đòi hỏi sự bền bỉ, xuyên suốt. Hy vọng những thông tin ThiCao chia sẻ vừa rồi sẽ là kim chỉ nam dẫn bước bạn trong quá trình phát triển thương hiệu trong tương lai.

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Dao Vu Minh

Dao Vu Minh

Leave a Comment

Your e-mail address will not be published. Required fields are marked *

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao