ROI Trong Marketing – Cách Sử Dụng & Đo Lường Hiệu Quả

ROI trong Marketing

Một chiến dịch nói riêng hay các hoạt động Marketing nói chung có hiệu quả hay không đều có thể sử dụng ROI để đánh giá. Vậy ROI trong Marketing là gì? Sử dụng và đo lường ROI như thế nào? Hãy cùng ThiCao tìm hiểu trong bài viết này để có được cái nhìn tổng qua nhất.

 

1. ROI trong Marketing là gì?

ROI, hay Return on Investment, (lợi tức đầu tư khi dịch ra tiếng Việt) là một thuật ngữ kinh tế, chỉ doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được từ một đồng đầu tư.

Bằng việc tính toán chính xác chỉ số ROI, các công ty có thể đo lường được hiệu quả từ một chiến dịch Marketing có thể tác động như thế nào tới hoạt động kinh doanh của mình.

ROI trong Marketing là gì

> Tìm hiểu thêm về Market Research – Nghiên cứu thị trường

2. Ý nghĩa của chỉ số ROI trong Marketing

Ở góc độ doanh nghiệp, việc tính toán ROI có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và tối ưu hóa hoạt động marketing.

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu bạn những lợi ích mà nhà quản trị có thể có được khi sử dụng ROI trong Marketing:

Tính toán ngân sách Marketing

Với các nhà quản trị cấp cao, việc tính toán tổng thể chỉ số Marketing có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp họ cân đối ngân sách Marketing với các hoạt động khác trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng,…

tính toán ngân sách Marketing

Có được trong tay chỉ số ROI, nhà quản trị cấp cao có thể tính toán chính xác khoản ngân sách tiếp thị phù hợp để hoạt động marketing không làm ảnh hưởng tới những hoạt động khác của doanh nghiệp.

Phân phối ngân sách Marketing

Trong một chiến dịch Marketing, nhà quản trị cần phải xác định chính xác hoạt động nào đem lại hiệu quả lớn nhất để từ đó tập trung tối đa nguồn lực của mình.

Đó là lý do vì sao doanh nghiệp sử dụng chỉ số ROI để tính toán cụ thể nguồn lợi tức của từng hoạt động tiếp thị.

Đo lường hiệu quả của chiến dịch

Chỉ số ROI giúp các doanh nghiệp do lường hiệu quả của chiến dịch trong thời điểm hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể quyết định sẽ tiếp tục đầu tư cho chiến dịch, hoặc thu hẹp phạm vi đầu tư.

đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing

Đặc biệt hơn, từ chỉ số ROI, nhà quản trị cấp cao hoàn toàn có thể biết được làm cách nào có thể tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch để có thể đề ra chiến lược, quyết sách marketing phù hợp.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bằng việc theo dõi chỉ số ROI của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu được vị trí của họ trên thị trường.

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, càng thấu hiểu đối thủ, bạn càng có cơ hội đánh bại được họ trên thương trường.

3. Tính toán chỉ số ROI

Có nhiều cách để doanh nghiệp có thể tính toán chỉ số ROI. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý của chúng tôi dưới đây:

  • ROI = (Doanh thu – Ngân sách Marketing) / Ngân sách Marketing.
  • ROI = (Doanh thu – Doanh thu thuần – Ngân sách Marketing) / Ngân sách Marketing.

Khi nghiên cứu về ROI, bạn cần tìm hiểu các khía cạnh liên quan tới các chỉ số này. Chúng bao gồm:

  • Doanh thu: Chỉ số doanh thu lớn sẽ chứng tỏ hiệu quả của chiến dịch Marketing đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận gộp: Đây chính là thước đo cho thấy doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích gì từ chiến dịch Marketing (khi chưa khấu trừ các khoản thuế và chi phí có liên quan). Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Chi phí sản xuất.
  • Lợi nhuận ròng: Sau khi khấu trừ các khoản thuế, đây chính là số tiền doanh nghiệp thu về từ chiến dịch Marketing. Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế và các chi phí liên quan.

tính toán chỉ số ROI trong Marketing

Những chi phí mà doanh nghiệp cần quan tâm trong một chiến dịch Marketing bao gồm:

  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí cho các đối tác trung gian.
  • Chi phí quảng cáo (mua spot trên truyền hình, giá thầu Google Ads,…).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính chỉ số ROI thông qua chỉ số Customer Lifetime Value (CLV, giá trị khách hàng trọn đời). Ý nghĩa của chỉ số này là: Cung cấp các thông số liên quan tới giá trị mà khách hàng có thể đem lại cho doanh nghiệp trong dài hạn. CLV có thể được tính theo công thức:

CLV = Tỷ lệ khách hàng duy trì mối quan hệ/ (1 + Tỷ lệ khách hàng chấm dứt mối quan hệ / Tỷ lệ khách hàng duy trì mối quan hệ)

> Product Life Cycle – Khái niệm vòng đời sản phẩm

Tỷ lệ ROI thế nào là tốt?

Thông thường, tỷ lệ ROI lý tưởng của các doanh nghiệp là 5:1 hoặc 10:1. Nếu tỷ lệ này dưới 2:1, hoạt động marketing đang không đem lại hiệu quả tốt tới doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với đặc thù của các doanh nghiệp, chỉ số ROI lý tưởng của các doanh nghiệp cũng có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chi phí nhân công, đặc thù ngành nghề,…

4. Nhược điểm của chỉ số ROI

Mặc dù việc tính toán ROI có thể giúp doanh nghiệp nhìn thấy được lợi ích mà họ có thể thu được từ chiến dịch Marketing, chỉ số này không tránh khỏi những điểm hạn chế như:

Việc tính toán chỉ số ROI là chưa đủ để nói lên tổng quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn một số những khía cạnh khác mà ROI chưa thể hiện như: Yếu tố mùa vụ, các sự kiện khó lường trước,…

ROI chỉ nói về những lợi ích trong ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Những khía cạnh mang tính dài hạn hơn như nhận thức thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng chưa được đề cập trong chỉ số này.

ROI có thể khó tính toán trong môi trường Marketing đa nền tảng, những doanh nghiệp có nhiều điểm chạm với khách hàng,…

Mô hình tính toán theo chỉ số ROI có thể là tương đối lạc hậu với các doanh nghiệp.

> Customer Experience – Quản trị trải nghiệm khách hàng

5. Những khía cạnh khác liên quan tới ROI

Khi tính toán ROI, các doanh nghiệp cần quan tâm tới những khía cạnh kinh doanh như sau:

Xác định mục tiêu Marketing nói riêng và mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng. Bạn có thể áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu của doanh nghiệp mình sao cho hiệu quả.

Tính toán và phân bổ ngân sách cho hoạt động Marketing một cách chính xác và hiệu quả.

Sử dụng mô hình tính toán và phân tích hoạt động Marketing phù hợp. Chỉ số ROI của doanh nghiệp bạn chỉ đáng tin cậy khi doanh nghiệp thu thập chuẩn xác thông tin và dữ liệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ROI trong Marketing, tìm hiểu thêm các bài viết khác tại Blog của ThiCao.

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Dao Vu Minh

Dao Vu Minh

Leave a Comment

Your e-mail address will not be published. Required fields are marked *

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao