Hẳn chúng ta đều không còn xa lạ với Grab nữa. Grab là ứng dụng vận chuyển đặt trên điện thoại thông minh nổi tiếng tại Đông Nam Á hiện đã có mặt tại 6 quốc gia:Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, và Philippines. Người sử dụng có thể dùng ứng dụng để đặt xe (taxi, ô tô, xe máy) đi từ điểm này đến điểm khác với giá cước biết trước và có được xe trong thời gian ngắn nhất.
Nhưng Logo hiện nay không phải là Logo đầu tiên mà Grab từng sử dụng, Vậy Ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi của Logo Grab là gì? Đọc ngay bài viết để tham khảo
>> Ý Nghĩa, Cách Chọn Hình Khối Khi Thiết Kế Logo
Ý nghĩa Logo mới của Grab
Logo mới của Grab được thiết kế dựa trên giá trị cốt lõi: Tự do.
2 đường song song lấy cảm hứng từ thực tế là các con đường kéo dài đến vô tận. Biểu tượng của Grab ẩn dụ cho nhiệm vụ và tầm nhìn cùng phát triển song song với cả hành khách, tài xế nói riêng và xã hội nói chung trong việc hiện đại hóa giao thông.
Nhận xét cá nhân của chuyên gia:
” Logo cũ của Grab – MyTeksi đáp ứng được tất cả những gì mà khách hàng mong đợi từ một start-up, một ứng dụng, một mô hình kinh doanh dựa trên chia sẻ tài nguyên. Giờ đây khi đã phát triển lớn mạnh, thành công và được coi như một Uber của Đông Nam Á (và thật sự Uber cũng đã trở thành đối thủ trực tiếp khi nhảy vào thị trường tiềm năng này) thì MyTeksi cần một Logo khôn ngoan hơn, một cái tên tự tin hơn.
Sau khi được cải tiến, rõ ràng có thể thấy tên thương hiệu đã được tóm gọn lại, nhìn chung bản thiết kế Logo đã có sự cân bằng và liên kết.
Điều khá “kỳ lạ” duy nhất của logo chính là việc chữ “a” và chữ “b” có một nét dọc thẳng đứng để kết nối các đường cong lại. Nó không cho phép 2 chữ này có được một vòng tròn hoàn hảo ở trong, cộng thêm sử dụng x-height (x-height: đường gióng biểu thị chiều cao của chữ) không quá nổi bật.
Tuy nhiên việc các đường cong bezier gặp nhau là rất ấn tượng, tạo điểm nhấn cho Logo. Nhưng một yếu tố phụ là có vẻ như việc sử dụng quá nhiều đường cong trong logo cho một ngành dịch vụ cần sự vững vàng chắc chắn thì không nên cho lắm.
source: underconsideration